Cách thức trà “chiếm lĩnh” vị thế đặc biệt trong văn hóa, nghệ thuật Trung Hoa (Phần 1)

Đăng bởi Plantrip Cha vào lúc 16/11/2022

Trong văn hóa Trung Hoa, trà không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn được ví như loại hình nghệ thuật, có giá trị to lớn với thi ca, hội họa và tôn giáo. Đằng sau hành trình chuyển biến này là câu chuyện dài trong dòng chảy lịch sử, mang theo nhiều tầng nghĩa và triết lý nhân sinh. 

Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, mối liên quan và cách thức thú vị mà trà đã “chiếm lĩnh” được vị trí quan trọng, cả trong nghệ thuật, triết học, tôn giáo và truyền thống Trung Hoa.

1. Hành trình của trà Trung Hoa: Từ Y học đến Nghệ thuật.

1.1 Trà trong y học

Ban đầu, trà ở Trung Quốc được xem là thức uống giúp nông dân, binh lính và các nhà sư giảm mệt mỏi và tránh buồn ngủ. Trà còn được dùng như một loại thảo dược để chữa lành vết thương. Ở vùng đất Tây Tạng nắng gió, trà được đun sôi với sữa yak tạo nên thức uống bổ sung cần thiết cho chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thiếu trái cây, rau củ. Giai đoạn này, trà chỉ được xem như một thức uống đơn thuần, cần thiết cho nhu cầu sống. 

Trà từng được dùng như thức uống đơn thuần, cần thiết cho nhu cầu sống (Ảnh: sưu tầm)

Trà từng được dùng như thức uống đơn thuần, cần thiết cho nhu cầu sống (Ảnh: sưu tầm)

1.2 Trà Trung Hoa trong thơ ca

Đến thời nhà Đường (618-907), với sự thanh bình, thịnh vượng về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa Trung Hoa bắt đầu phát triển mạnh mẽ và việc uống trà dần được xem là thú vui tao nhã. Sự chuyển biến này được đánh dấu qua những tác phẩm về trà của các thi nhân nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tống,...  

Trà đi vào thi ca qua các tác phẩm nổi tiếng của: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tống (Ảnh: sưu tầm)

Trà đi vào thi ca qua các tác phẩm nổi tiếng của: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tống (Ảnh: sưu tầm)

1.3 Trà Trung Quốc trong hội họa

Tựa như trong thơ ca, trà Trung Quốc đồng thời cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa. Các tác phẩm chủ yếu tái hiện buổi thưởng trà chốn cung đình hoặc nơi vương giả. Họa sĩ Châu Phưởng (Zhou Fang) nổi tiếng với bức họa “Chỉnh đàn tranh và nhấp trà”. Bức họa cho thấy thú thưởng trà và chơi nhạc cụ là phần quan trọng của cuộc sống cao quý.

Trà Trung Quốc cũng dần trở nên quen thuộc hơn với tầng lớp trung lưu. Điều này thể hiện qua bức tranh Cuộc thi trà (Dou Cha) của Yan Liben. Bức tranh mô tả sinh động khung cảnh dân gian trong cuộc thi uống trà vào thời nhà Đường. 

Bức họa “Chỉnh đàn tranh và nhấp trà” nổi tiếng của họa sĩ Châu Phưởng (Ảnh: sưu tầm)

Bức họa “Chỉnh đàn tranh và nhấp trà” nổi tiếng của họa sĩ Châu Phưởng (Ảnh: sưu tầm)

1.4 Trà Trung Hoa trong Văn học

Ngoài thơ ca, hội họa, trà Trung Hoa còn ghi những dấu ấn trong văn học qua nhiều tác phẩm có từ thời nhà Đường. Tiêu biểu là tác phẩm The Classic of Tea (Trà Kinh) của Lục Vũ (Lu Yu). Đây là cuốn sách đầu tiên có nội dung nói về trồng trọt, pha chế và nghệ thuật uống trà. Cuốn sách đã mang đến cho Lục Vũ danh hiệu “Nhà hiền triết của Trà”. 

Hoàng đế Huệ Tông (thời nhà Tống) cũng đã cho ra mắt tác phẩm “Luận về Trà”. Sách đề cập chi tiết đến việc trồng, thu hoạch, pha chế và thưởng thức trà. Đây cũng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử trà đạo. 

1.5 Vị thế của trà trong tôn giáo tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc cũng như các quốc gia châu Á, văn hóa trà có mối liên hệ mật thiết với tôn giáo. Các nhà sư Trung Hoa rất yêu thích việc thưởng trà và xem trà như một loại thức uống giải khát, giúp giữ tỉnh táo khi thiền, làm dịu tâm trí và ngăn chặn ham muốn. Chính vì thế, từ xa xưa, các tu viện Trung Quốc không chỉ tiêu thụ trà mà còn là nơi trồng trọt, quảng bá. Thậm chí, một số tu viện đã thử nghiệm, nghiên cứu nên nhiều loại trà đặc trưng. 

Khi Phật giáo phát triển thịnh vượng thời nhà Đường và nhà Tống, văn hóa trà đã được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Tương tự, Đạo giáo - một tôn giáo/triết học khác nổi tiếng của Trung Hoa cũng có công đóng góp rất lớn trong việc phát triển, truyền bá văn hóa trà đạo. 

Các nhà sư đã góp phần truyền bá rộng rãi văn hóa trà trong dân chúng (Ảnh: sưu tầm)

Các nhà sư đã góp phần truyền bá rộng rãi văn hóa trà trong dân chúng (Ảnh: sưu tầm)

1.6 Trà trong dân gian

Từ thời xa xưa, thú vui thưởng trà chỉ dành cho giới quý tộc, vương quyền và các nhà sư. Về sau, trà dần trở nên phổ biến hơn trong đời sống của các tầng lớp trung lưu, dân thường. Do đó, các cuộc thi thưởng trà đã diễn ra, phổ biến nhất vào thời nhà Tống, qua bức tranh “Cuộc thi trà” của Yan Liben. Ngày nay, các cuộc thi thưởng trà vẫn được diễn ra ở Vũ Di Sơn, Phúc Kiến. 

Bức tranh nổi tiếng của Yan Liben tái hiện cuộc thi trà sôi nổi trong dân gian (Ảnh: sưu tầm)

Bức tranh nổi tiếng của Yan Liben tái hiện cuộc thi trà sôi nổi trong dân gian (Ảnh: sưu tầm)

Bài viết trên đây là luận bàn đôi nét về cách thức thú vị mà trà đi vào nghệ thuật, thi ca, hội họa, tôn giáo và văn hóa truyền thống. Cho đến ngày nay, trà vẫn chiếm giữ vị thế vô cùng đặc biệt trong văn hóa và đời sống tại Trung Hoa.


Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Plantrip Cha
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
×

Bạn đang gặp vấn đề gì khi pha trà/trà sữa?

Tham gia khảo sát nhận ngay
VOUCHER GIẢM 50k

*Không áp dụng cùng các chương trình khuyến mãi khác & các dòng trà nguyên liệu

Khi mua trà thưởng thức trực tuyến tại Website!







Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát của Plantrip Cha

Mã Khuyến mãi của bạn là:

zalo