Trà dư tửu hậu - Khoảnh khắc tao nhã, thanh nhàn sau chén trà, ly rượu

Đăng bởi Plantrip Cha vào lúc 13/12/2022

Trà dư tửu hậu là thành ngữ được dùng khá phổ biến từ xưa đến nay, trong cả văn học, báo chí và đời sống. Thành ngữ được dùng để nói về những câu chuyện, đề tài được luận bàn lúc nhàn rỗi, thảnh thơi. Về nguồn gốc, thành ngữ này mang nhiều ý nghĩa thú vị hơn bạn tưởng. Chúng góp phần thể hiện cung cách thưởng trà, uống rượu thanh tao, nho nhã!

1. Giải nghĩa về thành ngữ trà dư tửu hậu 

Theo từ điển Tiếng Việt, thành ngữ là tổ hợp của các từ: trà (chè), dư (thong thả), tửu (rượu), hậu (sau). Ý nghĩa của thành ngữ chỉ những lúc thong thả sau khi uống trà, thưởng rượu. Những dư vị ngọt ngào của trà và cảm giác lâng lâng, ngà say của thức men còn tồn động khiến người thưởng thức muốn cùng bạn bè mạn đàm, chuyện vãn. Và những gì được bàn luận trong lúc này gọi là chuyện trà dư tửu hậu. 

Khoảnh khắc trà dư tửu hậu có thể được ví như kết tinh của thức trà ngon với hậu vị sâu, đậm đà vẫn còn lắng đọng sau khi uống. Đó cũng phải là thức rượu ngon mới tạo nên cảm giác say ngà, êm đầm và làm “mềm môi chén mãi tít cung thang”.

Trà dư tửu hậu là thành ngữ chỉ những lúc thong thả sau khi uống trà, thưởng rượu (Ảnh: sưu tầm)

Trà dư tửu hậu là thành ngữ chỉ những lúc thong thả sau khi uống trà, thưởng rượu (Ảnh: sưu tầm)

2. Những câu chuyện thường được người xưa luận bàn lúc trà dư tửu hậu

Những lúc trà dư tửu hậu, khi tâm hồn bổng lâng lâng người xưa thường bàn chuyện nhân tình, thế thái, chuyện đời, chuyện người. Và khi cảm thấy chếch choáng vì vừa mới “cạn một hồ trường”, thì họ trút ra hết những tâm tư về chuyện gia đình, nghề nghiệp. Bởi thế, người xưa cũng có câu “rượu vào, lời ra” để chỉ trạng thái này. 

Những người tự trọng và có trách nhiệm thường kiểm soát tốt bản thân, tránh để quá say, không nói nhiều khi quá chén và thường hướng câu chuyện về đề tài thời sự, văn chương, thơ phú. Đối với những thi sĩ, khoảnh khắc trà dư tửu hậu còn là lúc để tạm quên muộn phiền và có hứng để làm thơ. Ví như thi sĩ Tản Đà và bài “Thơ rượu”:  

“Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say, thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.”

Thi sĩ Tản Đà còn xem thơ và men rượu là lẽ sống và là thú vui không thể thiếu. Điều này được thể hiện qua bài “Ngày xuân thơ rượu” của ông: 

“Trời đất sinh ta rượu với thơ,
Không thơ không rượu sống như thừa.”

Đối với những thi sĩ, khoảnh khắc trà dư tửu hậu là lúc để tạm quên muộn phiền và có hứng để làm thơ (Ảnh: sưu tầm)

Đối với những thi sĩ, khoảnh khắc trà dư tửu hậu là lúc để tạm quên muộn phiền và có hứng để làm thơ (Ảnh: sưu tầm)

3. Cung cách uống trà, thưởng rượu tạo nên những buổi trà dư tửu hậu đúng nghĩa

Để chuyện trà dư tửu hậu diễn ra thật thú, cuộc vui cần có vừa đủ số bạn bè tụ họp như lời tiền nhân “trà tam, rượu tứ” (tiệc trà lý tưởng cần có 3 người và buổi nhậu nên có đủ 4 người). Chỉ khi vừa đủ lượng người tham dự, buổi tiệc mới được tiếp đãi chu đáo, trà đủ đậm đà, rượu mới có cơ hội chén tạc, chén thù và câu chuyện mới có người nói, người nghe.  

Ngoài ra, câu chuyện trà dư tửu hậu chỉ thi vị khi mọi người cùng thưởng rượu theo cung cách tiên tửu. Đây là cung cách uống rượu thanh lịch với lượng vừa phải, có chừng mực để có cảm giác ngà say mà vẫn đủ tỉnh táo phán đoán, đối đáp bạn bè.  

Những câu chuyện được luận bàn thường liên quan đến nhiều đề tài như: thơ văn điển tích, tôn giáo, chính trị, chiến tranh, chuyện tiếu lâm hoặc có thể là đủ thứ chuyện trên đời,... Quan trọng nhất là người kể và người nghe cảm thấy hứng thú, hòa hợp khi chuyện vãn bên bàn trà, tiệc rượu.

Ngược lại với tiên tửu là lối uống tục tửu. Người uống thường nốc rượu thật nhiều đến khi say túy lúy, rồi thi nhau nói, cố nói thật to, không kiểm soát được bản thân và những gì nói ra. Cung cách uống này không thể tạo ra những buổi trà dư tửu hậu đúng nghĩa. 

Câu chuyện trà dư tửu hậu diễn ra thật thú khi có vừa đủ số bạn bè tụ họp như lời tiền nhân “trà tam, rượu tứ” (Ảnh: sưu tầm)

Câu chuyện trà dư tửu hậu diễn ra thật thú khi có vừa đủ số bạn bè tụ họp như lời tiền nhân “trà tam, rượu tứ” (Ảnh: sưu tầm)

Trên đây là những thông tin về thành ngữ trà dư tửu hậu. Câu thành ngữ khá quen thuộc nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nét đẹp trong thú vui thưởng trà, uống rượu. Đặc biệt, thú vui này chỉ diễn ra đúng nghĩa với những bằng hữu tốt, tôn trọng nhau, có lối sống tích cực, thoải mái và phải giữ cung cách uống rượu chừng mực, không sa đà. 

Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!
 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Plantrip Cha
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
×

Bạn đang gặp vấn đề gì khi pha trà/trà sữa?

Tham gia khảo sát nhận ngay
VOUCHER GIẢM 50k

*Không áp dụng cùng các chương trình khuyến mãi khác & các dòng trà nguyên liệu

Khi mua trà thưởng thức trực tuyến tại Website!







Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát của Plantrip Cha

Mã Khuyến mãi của bạn là:

zalo