Trong văn hóa Trung Hoa, trà không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn được ví như loại hình nghệ thuật, có giá trị to lớn với thi ca, hội họa và tôn giáo. Đằng sau hành trình chuyển biến này là câu chuyện dài trong dòng chảy lịch sử, mang theo nhiều tầng nghĩa và triết lý nhân sinh.
Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, mối liên quan và cách thức thú vị mà trà đã “chiếm lĩnh” được vị trí quan trọng, cả trong nghệ thuật, triết học, tôn giáo và truyền thống Trung Hoa.
2. Quan niệm pha chế, thưởng thức của trà nhân Trung Hoa
Bên cạnh sự ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, trà đạo Trung Hoa còn có nhiều câu chuyện, quan niệm thú vị, liên quan đến loại nước pha trà, bộ ấm chén, sản phẩm trà và thời điểm thưởng thức.
2.1 Nước pha trà
Theo chia sẻ từ nhà hiền triết Lục Vũ, ông đã dành thời gian lên vùng núi cao để lấy nước suối pha trà. Ông cũng nhận định trong The Classic of Tea (Trà Kinh): “Nước suối là tốt nhất, nước sông là tốt thứ hai và nước giếng là xấu nhất”. Trong thời hiện đại, trà có thể được pha với nước máy hoặc nước đóng chai, chỉ cần đó là nguồn nước sạch và tinh khiết.
Theo chia sẻ từ nhà hiền triết Lục Vũ, nước suối là tốt nhất để pha trà (Ảnh: sưu tầm)
2.2 Bộ ấm chén
Trong thời nhà Đường, các trà nhân thường chuộng những bộ ấm chén được làm bằng chất liệu gốm sứ và có màu sáng như trắng hoặc xanh nhạt. Bộ ấm chén tươi sáng giúp dễ dàng quan sát, đánh giá màu sắc của nước trà sau khi pha.
Đến thời nhà Tống, mọi người chuyển sang dùng chén trà Jian Zhan màu đen, nâu và xanh lam sẫm màu để pha trà bột - dạng trà được ưa chuộng vào thời điểm này. Sang thời đại nhà Minh, trà ngâm được ưa chuộng trở lại nên ấm chén sứ trắng là tiêu chuẩn của bộ trà cụ.
Chén trà Jian Zhan - dụng cụ thường được dùng để pha trà bột vào thời nhà Tống (Ảnh: sưu tầm)
2.3 Sự chuyển biến về các loại trà được ưa chuộng
Loại trà được ưa chuộng vào mỗi thời đại có sự khác biệt rõ rệt. Trong thời nhà Đường, trà được tiêu thụ chủ yếu ở dạng bánh và pha trà bằng cách vò lá, sau đó đun trong nước nóng. Cách pha chế này giúp trà có hương vị đậm đà.
Sang thời nhà Tống, trà bột là loại trà được ưa chuộng đặc biệt và được xem là “mốt” thưởng trà lúc bấy giờ. Để sản xuất loại trà này, lá trà được xay thành bột, vo tròn. Khi pha, trà được đánh bông lên, tạo thành thức trà loãng, mịn và ít chát.
Trà nhân thời nhà Đường thích vị trà đậm đà bằng cách đun trà trong nước nóng (Ảnh: sưu tầm)
2.4 Thời điểm thưởng trà
Trong phần lớn các giai đoạn lịch sử, việc thưởng trà luôn được xem là thú vui thanh nhàn, tao nhã. Trà cũng góp mặt trong các buổi gặp mặt, yến tiệc hoặc nghi lễ trang trọng.
Ngày nay, trà Trung Hoa vẫn thường được phục vụ khi tiếp khách. Trà cũng là món quà được nhiều người yêu thích lựa chọn khi đến thăm gia đình, bạn bè. Đặc biệt, nghi lễ dâng trà là phần không thể thiếu trong đám cưới Trung Quốc.
Bài viết trên đây là luận bàn đôi nét về cách thức thú vị mà trà đi vào nghệ thuật, thi ca, hội họa, tôn giáo và văn hóa truyền thống. Cho đến ngày nay, trà vẫn chiếm giữ vị thế vô cùng đặc biệt trong văn hóa và đời sống Trung Hoa.
Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!