Trà Phổ Nhĩ được ví như Rượu Vang vì càng cất trữ lâu, càng làm nổi bật vị ngon nồng nàn mà thuần khiết. Trà Phổ Nhĩ được chia làm hai dòng trà chính là Phổ Nhĩ Sống và Phổ Nhĩ Chín. Riêng trà Phổ Nhĩ Chín cho ra nước trà có màu nâu đỏ đậm, đẹp mắt. Mùi trà có vị cỏ khô xen hương gỗ thông nồng nàn. Sau khi uống lại có vị sương sáo đặc biệt, đậm đà, trầm ấm. Vị trà chát dịu, hậu ngọt kéo dài, hương thơm phảng phất.
Với tuổi đời chỉ khoảng 50 năm, nhưng vừa đủ làm cho giới thưởng thức say đắm. Phổ Nhĩ Chín là một xuất phẩm của sự sáng tạo vào đầu thế kỷ XX, kể từ đó nó đã trở thành một loại trà đủ sức thuyết phục nhiều người yêu trà. Trong giới thưởng thức Phổ Nhĩ đều biết rằng, trà sống dễ kiếm, trà chín khó tìm.
Với màu nước màu nâu đậm, hương gỗ đất nồng nàn, cho ta cảm giác dòng thời gian trôi qua đầu mũi, một thức hương như khi bước vào những nhà sách cũ hay một tòa lâu đài cổ kính. Vị trà không chút đắng chát, ngọt thanh. Lại chứa rất ít caffeine, cùng với những lợi ích kỳ diệu với sức khỏe, Trà Phổ Nhĩ Chín Lá Rời đã vươn lên trở thành một trong những dòng trà phổ biến nhất.
Xuất xứ: Vân Nam, Trung Quốc.
Phổ nhĩ chín được ví như một người con gái đẹp và an toàn (Ảnh: Sưu tầm)
Hình: Trà Phổ Nhĩ Chín Lá Rời thể hiện phẩm chất đặc biệt bởi dùng phẩm trà với búp và lá non rõ rệt, tạo ra từng sợi trà màu nâu đậm, đều nhau. Đây là đặc điểm nhận diện nguồn nguyên liệu được lựa chọn tốt.
Sắc: Màu sắc nước nâu đậm, nhưng trong trẻo, không có những đám mây vẩn đục. Đây là đặc điểm thứ hai để đánh giá trà Phổ Nhĩ Chín chất lượng với công thức lên men được kiểm soát.
Hương: Hương trà thơm mùi gỗ đất rất bình dị, pha lẫn hương sương sáo khác lạ, hương thơm thanh thoát không gây khó chịu.
Vị: Vị trà thanh, không có vị đắng chát, nước trà tương đối trơn tru bao phủ khoang miệng, vị ngọt tương đối rõ.
2. Phân loại và lịch sử ra đời của Phổ Nhĩ Chín
Trước năm 1975, trà Phổ Nhĩ chỉ có một loại duy nhất là loại trà đóng bánh có hương vị chuyển hóa dần theo thời gian, chưa có khái niệm trà sống (sheng) hay trà chín (shu). Chúng tôi không đồng nhất khái niệm “chuyển hóa” của trà sống và quá trình “lên men” của trà chín, nghĩa là dù có trữ đến bao nhiêu năm thì hương vị trà sống và chín cũng có sự khác biệt nhất định.
Phổ nhĩ chín nâng niu sức khỏe chúng ta mỗi ngày (Ảnh: Sưu tầm)
Những năm 70, khi lượng người Trung Hoa di dân sang Hong Kong ngày càng đông đúc, nhất là giới thương gia có nhu cầu sử dụng trà Phổ Nhĩ lâu năm ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, các chuyên gia Hong Kong đã nghĩ ra cách đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của trà bằng cách vun trà thành từng khối lớn và tăng độ ẩm bên trong khối trà lên hình thành quá trình chuyển hóa mới gọi là lên men, khái niệm “lên men” hay “lên men cưỡng bức” trà mới được sử dụng.
Tuy nhiên tại Hong Kong bấy giờ không có đủ nguyên liệu, cũng như nhà xưởng để sản xuất, mà phải gửi công nghệ sang Trung Quốc để sản xuất theo đơn đặt hàng và nhà máy Côn Minh là nơi đầu tiên cho ra bánh trà Phổ Nhĩ Chín đầu tiên trong năm 1975. Kể từ đó loại trà “lên men cưỡng bức” được gọi là trà chín để phân biệt với loại trà “chuyển hóa tự nhiên” được gọi là trà sống.
Vậy để phân loại trà Phổ Nhĩ có thể dựa vào quy trình chế biến, bao gồm hai loại là trà Phổ Nhĩ Chín (lên men cưỡng bức) và trà Phổ Nhĩ Sống (chuyển hóa tự nhiên). Dựa vào phương pháp lưu trữ chia làm hai loại là trà rời và đóng bánh, trà đóng bánh lại tùy vào cách đóng bánh bao gồm bánh tròn - Bingcha (357g, 200g, 100g), bánh gạch - Zhuancha, bánh nấm - Jincha, bánh hình tổ yến – toucha, bánh hình quả bí - Jingua, viên nhỏ (long châu),…
Tuy nhiên việc đóng bánh là để dễ cất trữ, còn loại lá rời có nhiều ưu điểm hơn như tiện sử dụng và dễ ước lượng, búp trà sẽ tiếp xúc tốt hơn với không khí và chuyển hóa nhanh hơn. Đây là những lợi thế của trà rời.
Trà Phổ Nhĩ Sống và Chín chỉ khác nhau duy nhất ở công đoạn lên men. Các giai đoạn bao gồm thu hái – phơi héo – bất hoạt enzyme bằng cách sao – vò – phơi nắng. Đến bước này thu được trà sống lá rời gọi là Maocha. Loại Maocha này có thể được đóng thành bánh hay dùng ở dạng lá rời.
Công nghệ chính để làm trà chín được gọi là Wudui (đống ướt), nghĩa là Maocha sẽ được làm ướt và vun thành đống lớn, sau đó sẽ được đậy lại bằng một tấm bạt lớn và được đảo thường xuyên. Nhiệt độ và độ ẩm trong Wudui sẽ được kiểm soát thường xuyên. Thời gian ủ sẽ kéo dài từ 25 – 40 ngày tùy công thức để vi sinh vật và nấm có đủ thời gian lên men và phân hủy các nội chất có sẵn trong trà, nhiệt độ trong đống trà có khi lên đến 80ºC. Khi quá trình kết thúc trà sẽ được sấy lại và đóng bánh hoặc để dạng lá rời, những khối trà vón cục không tách rời được gọi là Lão Trà Đầu.
Loại nấm chính tham gia vào quá trình lên men trà là Aspergillus niger, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xếp vào loại Được công nhận chung là an toàn (GRAS) để sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Và nấm men Blastobotrys adeninivorans (Arxula adeninivorans), đây cũng là một loại nấm không gây bệnh.
Trà có khả năng giảm mỡ máu bởi tác dụng làm giảm Triphosphor Glyxin và Axit béo tự do, ức chế hình thành Cholesterol và tăng bài tiết Cholesterol. Đây là nguyên nhân vì sao người Trung Quốc sau khi ăn các món dầu mỡ của Quảng Đông, Tứ Xuyên,.. sẽ uống trà Phổ Nhĩ, âm đọc trại là Bửu Lỵ.
Chất Polyphenols có tác dụng ức chế vi khuẩn trong khoang miệng, ruột và dạ dày, có tác dụng diệt khuẩn và kháng khuẩn rất mạnh với virus viêm dạ dày và ruột
Công dụng tiếp theo mà Phổ Nhĩ là hỗ trợ giảm cân, thanh lọc cơ thể. Phổ Nhĩ chứa nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất, Axit Amin, Polypeptide giúp giảm thiểu kích thích đối với dạ dày. Khi đói, uống trà vẫn không xuất hiện cảm giác khó chịu.
Polyphenols cùng với Catechins và Vitamin C có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa lão hóa. Đối với làn da phụ nữ, các hợp chất này sẽ giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn, có tác dụng chống viêm giúp mờ thâm, giảm mụn, từ đó giữ gìn cho bạn một làn da tươi trẻ, đầy sức sống.
Hàm lượng nhẹ Caffeine trong trà giúp cho tinh thần tập trung, thoải mái và duy trì sự tỉnh táo.
Bạn có thể pha trà Phổ Nhĩ với chén khải, ấm bằng sứ, ấm thủy tinh hay ấm tử sa. Trà phổ nhĩ sẽ phát huy hương vị tốt nhất nếu được pha bằng ấm tử sa.
Các bước pha Trà Phổ Nhĩ Chín Lá Rời
Bước 1: Dùng 5gr trà Phổ Nhĩ cho vào ấm.
Bước 2: Cho 150ml nước nhiệt độ khoảng 97ºC vào ấm và hãm trong vòng 30 giây – 1 phút. Các loại trà phổ nhĩ cần được tráng trước để khử qua lãnh khí (khí lạnh) nhất là với loại trà đóng bánh để trà nở ra và cho hương vị tối ưu.
Bước 3: Chiết trà ra tống rồi ra tách để thưởng thức.
Có thể pha tối thiểu 7 lần nước để thưởng thức.
Lưu ý khi pha trà:
Nên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể để nước sôi nguội 1 phút rồi sử dụng. Khuyến khích dùng nước tinh khiết để đảm bảo hương vị của trà.
Plantrip Cha - Với hơn trăm loại trà từ Việt Nam và nhập khẩu từ các nước sản xuất Trà nổi tiếng trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Sri-Lanka, Nam Phi, Argentina...
Chuyên cung cấp các các sản phẩm:
Bạn hoàn toàn yên tâm khi mua trà tại Plantrip Cha. Cam kết 100% sản phẩm trà ngon chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận với giá thành tốt nhất.
- Nội & Ngoại thành TP HCM: trong vòng 72h
- Các khu vực tỉnh thành khác: 3-5 ngày (tùy vào khu vực và thời gian dự kiến của Đơn Vị Vận Chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm/ Giao Hàng Nhanh hoặc Xe Khách)
*Thời gian vận chuyển hàng không tính thứ bảy, chủ nhật hay các ngày lễ tết
*Tuỳ thuộc vào tình trạng tồn kho của sản phẩm mà thời gian giao hàng có thể kéo dài hơn so với chính sách. Nhân viên kinh doanh sẽ trao đổi và tư vấn Khách Hàng đối với từng trường hợp cụ thể.
- Đơn hàng dưới 1,000,000VND: tính phí ship tùy khu vực
- Đơn hàng trên 2,000,000VND:
* Giao Hàng Nội Thành Tp.HCM: Miễn Phí (Áp dụng các quận 1, 3, 4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình
* Giao Hàng Ngoại Thành Tp.HCM: Hỗ trợ 50% phí ship (Khu vực Quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Bình Chánh, Các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Tân, Tân Phú)
- Đơn hàng trên 2,000,000 khách tỉnh:
* Miễn Phí ship ra chành xe tại Tp.HCM nếu sử dụng Xe Khách
* Hoặc sẽ được hỗ trợ 20.000VND phí ship nếu sử dụng Đơn Vị Vận Chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm/ Giao Hàng Nhanh.