Lễ dâng trà trong tiệc cưới Trung Hoa (PHẦN 1)

Đăng bởi Plantrip Cha vào lúc 07/08/2022

Lễ dâng trà trong tiệc cưới là nghi thức truyền thống và là nét đẹp thể hiện sự thành kính trong văn hoá Trung Hoa. Buổi lễ được diễn ra trang trọng với sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên của cô dâu và chú rể. Nghi thức không chỉ thể hiện những giá trị truyền thống đáng quý mà còn phản ánh được tầm quan trọng của văn hóa trà đạo trong đời sống của người Hoa.

1. Lịch sử và ý nghĩa của lễ trà trong tiệc cưới

Theo các ghi chép lịch sử, nghi lễ trà đạo đã xuất hiện trong các tiệc cưới Trung Hoa từ thời nhà Đường, cách đây hơn 1200. Nghi lễ là dẫn chứng cụ thể về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của trà lên văn hóa Trung Quốc. Theo nghi lễ truyền thống, cô dâu và chú rể sẽ dâng trà cho gia đình hai bên và nhận những lời chúc tốt đẹp, quà tặng ý nghĩa.

Lễ dâng trà trong tiệc cưới có lịch sử hình thành lâu đời và ảnh hưởng từ văn hóa trà đạo (Ảnh: sưu tầm)

Lễ dâng trà trong tiệc cưới có lịch sử hình thành lâu đời và ảnh hưởng từ văn hóa trà đạo (Ảnh: sưu tầm)

Về ý nghĩa, nghi thức trà đạo thể hiện sự tôn trọng, lòng hiếu kính đối với đấng sinh thành. Đây cũng là thời khắc thân mật để các thành viên trong gia đình gắn kết, bày tỏ niềm hạnh phúc đến cặp đôi. Ngày nay, nghi thức dâng trà vẫn được tổ chức trong ngày cưới như một buổi lễ nhỏ, riêng tư với gia đình, bạn bè thân thiết trước tiệc chiêu đãi lớn hơn.

2. Quy trình chuẩn bị cho lễ dâng trà trong tiệc cưới Trung Hoa

Lễ dâng trà trong tiệc cưới được tổ chức theo nghi thức trang trọng với những chuẩn mực truyền thống. Việc tổ chức tiệc trà thường được chuẩn bị trước buổi lễ một ngày với rất nhiều vật dụng và công đoạn cần sắp xếp. 

Các vật dụng cần chuẩn bị: 

  • Trà và dụng cụ pha trà.
  • Bộ ấm trà màu đỏ được trang trí ký tự hạnh phúc (囍) hoặc hình ảnh rồng phượng.
  • Bát đựng quả chà là khô, quả hạch và kẹo.
  • Đồ trang trí màu đỏ.
  • Giỏ cưới để đựng phong bì, quà tặng.
  • Hai chiếc gối dành cho cô dâu, chú rể khi quỳ gối dâng trà.

Các vật dụng không thể thiếu trong lễ dâng trà truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Các vật dụng không thể thiếu trong lễ dâng trà truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Thành viên tham dự và phục vụ buổi lễ trà: 

  • Người dâng trà: cô dâu và chú rể.
  • Người thưởng trà: ông bà, cha mẹ, cô, chú, bác, anh chị, người thân trong gia đình.
  • Người pha trà: thường là phù dâu/phù rể hoặc anh chị em. 

Chuẩn bị phòng trà đạo cho tiệc cưới:

  • Trang trí phòng trà với các ký tự hạnh phúc lứa đôi.
  • Đặt một số bình hoa tươi sau khu vực.
  • Bài trí các bát lớn đựng quả óc chó nguyên vỏ, quả chà là, đậu phộng nguyên hạt, long nhãn, các gói kẹo,... Đây là những loại hạt, hoa quả mang ý nghĩa chúc phúc, cát tường.
  • Sắp xếp lại phòng với số lượng ghế phù hợp và tạo không gian để cô dâu, chú rể có thể quỳ gối trước ghế thực hiện nghi lễ dâng trà.

Phòng dâng trà được chuẩn bị và trang trí với hoa tươi, giấy đỏ (Ảnh: sưu tầm)

Phòng dâng trà được chuẩn bị và trang trí với hoa tươi, giấy đỏ (Ảnh: sưu tầm)

3. Quy trình thực hiện nghi lễ dâng trà

Quy trình thực hiện nghi lễ dâng trà hiện nay khá linh hoạt, tùy từng gia đình và khu vực (Ảnh: sưu tầm)

Quy trình thực hiện nghi lễ dâng trà hiện nay khá linh hoạt, tùy từng gia đình và khu vực (Ảnh: sưu tầm)

Các tiệc cưới ngày nay không yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình thực hiện nghi lễ dâng trà. Tiệc trà có thể được phục vụ tại gia đình chú rể sau lễ rước dâu hoặc thực hiện riêng tư tại nhà cô dâu, chú rể trước đó. Sau đây là quy trình thường diễn ra tại một buổi lễ dâng trà trong tiệc cưới Trung Hoa:    

  • Bước 1: Các thành viên tập hợp tại phòng tổ chức trà đạo.
  • Bước 2: Bố mẹ cô dâu, bố mẹ chú rể hoặc người đại diện phát biểu lời mở đầu cho buổi lễ.
  • Bước 3: Trà sau khi được pha sẽ được cô dâu, chú rể lần lượt dâng mời bố mẹ, họ hàng, người thân theo thứ tự tuổi tác giảm dần hoặc mức độ thân thiết. Tách trà thường được dâng bằng hai tay để thể hiện sự tôn kính. Mỗi người tham dự sẽ nhận được tổng cộng 2 cốc trà từ cô dâu và chú rể. Anh chị em chưa lập gia đình hoặc nhỏ tuổi hơn là những người nhận trà không bắt buộc.
  • Bước 4: Sau khi uống tách trà được dâng, người nhận sẽ gửi tặng cô dâu/chú rể phong bì đỏ có chứa tiền hoặc trang sức vàng và nói lời chúc phúc với cặp đôi. 
  • Bước 5: Quy trình dâng trà thường được thực hiện cho từng nhóm thành viên trong gia đình. Sau khi cô dâu, chú rể phục vụ trà cho ông bà, cha mẹ xong sẽ mời cô bác, anh chị vào ghế ngồi để thực hiện tiếp nghi lễ.

Cô dâu và chú rể quỳ khi thực hiện nghi lễ dâng trà nhằm thể hiện lòng tôn kính (Ảnh: sưu tầm) Cô dâu và chú rể quỳ khi thực hiện nghi lễ dâng trà nhằm thể hiện lòng tôn kính (Ảnh: sưu tầm) 

Trên đây là những thông tin chi tiết về nghi lễ dâng trà trong tiệc cưới Trung Hoa. Dù xuất hiện những đám cưới hiện đại và đa văn hóa nhưng những giá trị truyền thống vẫn luôn được tôn vinh và chiếm giữ vị trí đặc biệt. Đó là lý do nhiều tiệc cưới ngày nay vẫn tổ chức những buổi tiệc trà truyền thống mang tính riêng tư, thân mật trong ngày trọng đại. 

Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Plantrip Cha
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
popup Plantrip Cha cancel Plantrip Cha
zalo