Văn hóa thưởng trà được ví von như nghệ thuật sống với những cảm nhận thăng hoa và bay bổng. Một tách trà thơm có thể khơi dậy ở tâm hồn sự bình yên, thanh nhàn để lòng trở nên lắng lại trước những trắc ẩn cuộc đời. Vì lẽ đó, trà là nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nhân như hình thức biểu lộ nỗi niềm, tự sự. Bài viết sẽ cùng bạn chiêm nghiệm về sự hiện diện của trà trong thi ca Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử.
1. Khái quát sự xuất hiện của trà trong văn học Việt qua các thời kỳ
Trà xuất hiện khá sớm trong văn học Việt Nam và có sự chuyển biến không ngừng qua các thời kỳ lịch sử:
Thời kỳ phong kiến
Sự hiện diện của trà trong văn học thời kỳ phong kiến tại Việt Nam chưa thực sự rõ nét khi chỉ sưu tập được câu thơ của nhà sư Viên Chiếu:
“Tiễn chân ai bước đường xa
Miệng cười đưa một bình trà tặng nhau”
Thời kỳ Hậu Lê
Thời kỳ Hậu Lê xuất hiện nhiều tác phẩm đề cập đến thú vui thưởng trà (Ảnh: sưu tầm)
Đây là giai đoạn lịch sử chứng kiến sự nở rộ của văn hóa thưởng trà trong thi ca qua các tác phẩm của nhiều danh nhân như: Nguyễn Trãi, Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát,...
Thời kỳ hiện đại (thế kỷ XIX – XX)
Văn hóa trà được khai thác trong nhiều tác phẩm văn học với đa dạng chủ đề từ thế kỷ XIX – XX (Ảnh: sưu tầm)
Thú vui thưởng trà được khắc họa rõ nét qua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm, Vương Hồng Sển, Xuân Diệu, Nguyễn Triệu Luật, Huy Cận, Tố Hữu, Anh Thơ,... Chủ đề được khai thác trong giai đoạn này vô cùng phong phú, từ thú vui uống trà tàu của sĩ phu Bắc Hà, sở thích uống trà tươi của dân lao động đến văn hóa trà cung đình. Các tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp của đồi trà Việt Bắc, trà cổ thụ Suối Giàng, trà xanh xứ Nghệ cùng đôi tay hái trà thoăn thoắt của phụ nữ Hà Tây.
Thế kỷ XXI
Từ thế kỷ XXI, văn hóa trà được bàn luận nhiều hơn qua tạp chí, sách báo, chương trình tọa đàm (Ảnh: sưu tầm)
Từ thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Các hoạt động, hội thảo, triển lãm về trà được tổ chức thường xuyên trong giai đoạn này. Văn hóa trà cũng được bàn luận nhiều hơn qua các tạp chí, sách báo và chương trình tọa đàm như: tạp chí Kinh Tế – KHKT Chè, Người làm Chè, Thế giới Chè, Xưa và Nay,...
2. Một số tác phẩm thi ca đặc sắc về trà
Như đã đề cập, trà hiện diện trong rất nhiều tác phẩm thi ca như cách để các văn sĩ thể hiện nỗi niềm tự sự và nhân sinh quan về thời cuộc, con người, cảnh sắc thiên nhiên. Dưới đây là những bài thơ tiêu biểu trong kho tàng văn học Việt Nam có dấu ấn đậm nét của văn hóa trà.
2.1 Xuân đán - Chu Văn An
"Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn,
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.
Bích mê thảo sắc thiên như tuý,
Hồng thấp hoa tiêu lộ vị can.
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách huân bán lãnh trà yên yết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn."
Dịch nghĩa
"Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi,
Cánh cửa phênh che nghiêng ngăn cái rét nhẹ.
Màu biếc ác cả sắc mây, trời như say,
Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô.
Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi,
Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng.
Mùi khói thông sắp hết, khói trà đã tắt,
Một tiếng chim bên suối làm tỉnh mộng xuân."
2.2 Loạn hậu đáo Côn Sơn - Nguyễn Trãi
"Loạn hậu đáo Côn Sơn
Nhất biệt gia sơn kháp thập niên,
Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên.
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ,
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên.
Hương lý tài qua như mộng đáo,
Can qua vị tức hạnh thân tuyền (toàn).
Hà thời kết ốc vân phong hạ,
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên."
Dịch nghĩa
"Từ giã quê hương vừa đúng mười năm
Nay trở về, tùng cúc một nửa đã tiêu sơ
Đã hẹn với rừng suối mà sao nỡ phụ
Trong cát bụi cúi đầu tự thương mình
Vừa qua làng, tưởng như chiêm bao
Chiến tranh chưa dứt, may được toàn thân
Bao giờ được làm nhà dưới núi mây
Múc nước suối nấu trà, gối lên đá mà ngủ."
2.3 Lại vịnh mùa Hè - Lê Thánh Tông
"Từ thuở Chu minh chịu lệnh hè,
Thừa lương đình viếng sáng bằng the.
Ngày chầy, đêm kíp sầu hồn bướm,
Lá rụng, hoa tàn động xác ve.
Ngoài cửa đùn đùn tan bóng trúc.
Công đường thay thảy phủ màn hòe.
Thi nhân khi ấy chi làm bạn ?
Một triện trầm hương một chén chè."
2.4 Anh giả điếc - Nguyễn Khuyến
"Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Tọa trung đàm tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu, khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à!"
2.5 Cô gái hái chè - Hoàng Cầm
"Dù cô gái hái chè
Khuất dần trong lụa the
Có về cung chúa Trịnh
Tiếng hát không biết đi võng đào
Tiếng hát nghiêng chào
bà chúa!
Lấp lánh trở về
Nằm trong hoa cỏ đồi quê
Đợi mùa xuân đến xôn xao
Tiếng hát bay xòe cánh én
Nhà nhà mở cửa đón chim vào
Hấp háy mắt bé loài vua chúa
Chẳng thể vời theo tiếng hát cao."
2.6 Chè Suối Giàng - Xuân Diệu
"Chè Suối Giàng nay bốn vụ đều
Mùa xuân lông tuyết búp non thêu
Trông như loáng bạc trên sườn núi
Ngắt lộc, cô Mèo vòng bạc đeo"
2.7 Ta đi tới ! - Tố Hữu
“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…”
Qua mỗi thời kỳ lịch sử từ phong kiến đến hiện đại, trà đã ghi những dấu ấn nhất định trong văn học, thơ ca. Trà có thể được ví như chất liệu để các thi nhân tạo nên bức tranh đa màu sắc, vừa bày tỏ nỗi niềm đồng thời ca ngợi vẻ đẹp trong văn hóa thưởng thức, cảnh sắc thiên nhiên cùng thú vui uống trà tao nhã.
Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!