Được mệnh danh là “nước hoa” của thế giới trà, với hương thơm thiên biến vạn hóa, một ngụm trà như mùa xuân rộn ràng đang nằm trong khoang miệng, từng đợt hương hoa nhanh chóng bừng nở làm cho người ta như chìm đắm vào thảo nguyên ngày đầu xuân với nhiều hoa thơm cỏ lạ cho đến hương khói nhẹ nhàng theo sau như khói bếp từ những túp lều. Nước trà ngọt ngào trơn tru như nhảy múa trong miệng, tất cả các giác quan như bừng sáng và chìm đắm trong sự sinh động của từng ngụm trà.
Xuất xứ: Quê hương của Phượng Hoàng Đơn Tùng là Huyện Triều An, Thành Phố Triều Châu, Trung Quốc.
1. Miêu tả
- Hình: Từng lá trà rời xoăn nhẹ, màu xanh thẫm chuyển dần màu nâu đen, lá trà có hình dạng như lá trúc, thanh lịch tao nhã.
- Sắc: Sắc nước từ màu vàng nhạt chuyển dần sang nâu đỏ.
- Hương: Hương thơm tuyệt diệu, biến hóa khôn lường, từng cây trà mọc đơn lẻ trong những điều kiện khác nhau sẽ cho ra những loại hương khác nhau. Năm 1996, Đại học Nông Nghiệp Nam Trung Quốc đã thống kê và chia ra 10 loại hương chính.
- Vị: Vị trà ngọt ngào thanh nhẹ.
Phượng Hoàng Đơn Tùng là loại trà mọc riêng lẻ nơi hoang dã - Ảnh: Sưu tầm
2. Phân loại
Dựa vào tài liệu năm 1996 của Đại học Nông Nghiệp Nam Trung Quốc đã thống kê và chia ra 10 loại hương chính, với khoảng 80 loại trà. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa sâu sắc và phức tạp về mùi hương này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm sự chênh lệch về điều kiện địa hình, tuổi cây, mùa vụ, kỹ thuật chế biến,….
Về mặt tên gọi, Phượng Hoàng Đơn Tùng nghĩa là cây trà mọc đơn lẻ trên núi Phượng Hoàng, vì cây trà mọc đơn lẻ và tự nhiên nên mỗi cây sẽ có độ tuổi không giống nhau, khí hậu và địa hình vùng Triều An lại không đồng nhất, vừa có núi cao, lại có đất bằng bằng, thêm nhiều ao hồ, dẫn đến sự không đồng nhất về hương vị trà. Tùy vào những yếu tố khách quan về tự nhiên đó làm cho cây trà có lượng Catechin và Cacbohidrat khác nhau, khi oxy hóa sẽ có hương vị khác nhau. Trong lịch sử, trà được thu hoạch theo từng cây đơn lẻ nên gọi là Đơn Tùng.
Bảng phân loại trà Phượng Hoàng Đơn Tùng theo tên gọi.
3. Lịch sử hình thành
Theo Ban Tổ Chức Xúc Tiến Định Danh Quê Hương của 100 loại Đặc Sản Trung Quốc đợt đầu vào tháng 3 năm 1995 (Bắc Kinh), xác nhận Thị Trấn Phụng Hoàng, huyện Triều An, Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc là quê hương của Trà Oolong (Thanh Trà). Điều này xác định, vùng trà Núi Phượng Hoàng có lịch sử lâu đời hơn cả vùng Phúc Kiến.
Theo truyền thuyết, vào cuối thời Nam Tống, hoàng đế nhà Tống là Ngụy Vương Triệu Bính trên đường đi về phía nam, qua núi Ngũ Đô, khát nước không chịu nổi, người dân miền núi dâng trà, vua uống xong nước bọt liền tiết ra và làm dịu cơn khát, ông đặt tên cho nó là Tống Trà, đời sau gọi nó là Tống Chủng.
Ngoài ra còn có truyền thuyết kể rằng “chim phượng nghe tin vua Tống khát nước, liền ngậm cành trà vào miệng dâng trà” nên còn gọi là “Điểu Chủy Trà” (Trà Mỏ Chim).
Vào thời Hoàng Đế Quang Tự của nhà Thanh, để nâng cao chất lượng trà, người ta đã thực hiện các phương pháp hái trà đơn trụ, pha trà đơn trụ và bán trà theo từng cây. Những cây đơn xuất sắc được tách ra trồng và đặt tên. Vào thời điểm đó, hơn 10.000 cây chè cổ thụ chất lượng cao được thu hoạch bằng phương pháp trồng đơn lẻ nên được gọi là trà Phượng Hoàng Đơn Tùng.
Ngoài ra gần đây Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng nổi tiếng với tên gọi Áp Thỷ Hương (mùi hương phân vịt) do trà được trồng trên đất Hoàng Thổ với màu như phân vịt. Tuy nhiên, tên gọi này không xuất hiện trong bảng phân biết vào năm 1996 và 2006 nên đây chắc chắn là tên gọi mới được sử dụng.
4. Chế biến
-
Thu Hoạch: Vụ thu hoạch đầu tiên vào tiết Xuân Phân (20/3), đây là nguyên liệu của loại Đơn Tùng hương Mật Lan, trong đó là các loại Lĩnh Đầu Đơn Tùng, Ô Động Mật Lan Hương Đơn Tùng,... Vụ thu hoạch trước Thanh Minh sẽ là nguyên liệu của Quế Hương Đơn Tùng, Kim Ngọc Lan,….. Vụ thu hoạch nhiều nhất là từ Thanh Minh (4/4) đến Cốc Vũ (20/4). Sau vụ thu hoạch người dân sẽ làm lễ tế cây trà 700 tuổi ở làng Lý Tử Bình, Núi Ô Động Sơn. Trà được hái từ lá thứ 2 đến lá thứ 5, để đảm bảo nội chất. Sau khi thu hoạch cần thêm nhiều bước chế biến khác với độ chính xác cao, chỉ cần sơ xuất sẽ trở thành trà sơ phẩm như Thủy Tiên và Lãng Thái.
-
Làm Héo Nắng: Trà sẽ được trải mỏng và làm phơi héo từ 1 – 4h chiều để kích hoạt enzyme oxy hóa trà hoạt động tốt. Lá trà sẽ được lựa chọn theo độ dày - mỏng và non – già khác nhau và có thời gian phơi khác nhau.
-
Làm Héo Mát: Trà được cho vào mát để tiếp tục làm héo, oxy hóa và cân bằng lượng nước.
-
Sàng Lắc: Đây là công nghệ chính với bất cứ loại trà Oolong nào. Nguyên tắc: dùng hai tay giữ lá trà từ dưới đáy rây rồi lắc lên xuống để các lá trà xanh va chạm vào nhau sẽ chà xát các tế bào mép lá và tạo ra quá trình oxy hóa. Trong quá trình chạm vào lá xanh nhiều lần, mùi lá xanh chuyển từ mùi cỏ → mùi thơm xanh → mùi hoa xanh → dần dần đến mùi thơm hoa tự nhiên.
-
Sấy Bất Hoạt Enzyme: Trà sẽ được sao chảo hay sấy để ngưng quá trình hoạt động của enzyme oxy hóa.
-
Vò: Trà được vò để tạo hình và các chất bên trong dễ tiết ra bề mặt lá, khi pha hương vị sẽ rõ hơn.
-
Nướng: Sẽ được thực hiện với lò công nghiệp hay những thùng nướng truyền thống, tuy nhiên nguyên liệu vẫn là than củi truyền thống. Trà sẽ được đảo liên tục trong suốt quá trình nướng, tùy vào loại trà sẽ được nướng một hay nhiều lần hơn gọi là bồi hỏa. Sau đó trà sẽ được làm nguội và thành phẩm.
Quy trình sản xuất gồm 7 bước: Thu hoạch, làm héo nắng, làm héo mát, sàng lắc, sàng bất hoạt Enzyme, vò, nướng - Ảnh: Sưu tầm
5. Công dụng của Trà Oolong Phượng Hoàng Đơn Tùng
Trà Oolong Phượng Hoàng Đơn Tùng mang lại cho người uống nhiều lợi ích ưu biệt cho sức khỏe.
-
Đầu tiên là công dụng mang đến một làn da tươi trẻ, đều màu và đầy sức sống bởi khả năng làm chậm quá trình lão hóa.
-
Giúp tinh thần minh mẫn, xóa tan cảm giác mệt mỏi, đem lại sự thư giãn tuyệt vời cho cơ thể trong suốt ngày dài.
-
Chất Polyphenols chứa trong trà giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập các gốc tự do.
-
Giúp sức khỏe tim mạch được nâng cao, tăng cao khả năng kiểm soát hàm lượng Cholesterol xấu để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, béo phì và đột quỵ.
Trà Phượng Hoàng Đơn Tùng được chia làm 3 loại theo chất lượng - Ảnh: Sưu tầm
6. Hướng dẫn cách pha trà Oolong:
Bạn có thể pha Oolong Phượng hoàng Đơn Tùng với chén khải, ấm bằng sứ, ấm thủy tinh hay ấm tử sa.
Các bước pha trà Oolong:
-
Bước 1: Dùng 5gr Oolong Phượng Hoàng Đơn Tùng cho vào ấm.
-
Bước 2: Cho 150ml nước ở nhiệt độ 95∘C vào ấm và hãm trong vòng 30 giây - 1 phút. Oolong Phượng Hoàng Đơn Tùng có thể không cần phải tráng qua.
-
Bước 3: Chiết trà ra tống rồi ra tách để thưởng thức.
Có thể pha hơn 4 lần nước để thưởng thức.
Lưu ý khi pha trà:
Nên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể đợi nước sôi nguội 2 phút rồi sử dụng. Khuyến khích dùng nước tinh khiết để đảm bảo hương vị của trà.
Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!