Lịch sử Trà Đen Sri Lanka và khởi đầu của loại trà Ceylon nức tiếng

Đăng bởi Plantrip Cha vào lúc 26/02/2020

Sơ lược về Trà Đen?

Trà đen là  loại trà được Oxy hoá hoàn toàn từ lá trà xanh, thường có dạng lá và dạng nhuyễn. Lá trà thành phẩm có màu nâu đỏ đậm. Mang hương thơm đậm của hoa quả chín, thỉnh thoảng có vị khói, vị đậm và một số loại có chút đắng chát. Nguyên liệu để sản xuất Trà Đen là những lá trà già, có lượng tannin nhiều, xanh đậm, đó cũng là điểm để phân biệt Trà Đen và Hồng Trà.

Nguyên liệu để sản xuất Trà Đen là những lá trà già, có lượng tannin nhiều, xanh đậm, đó cũng là điểm để phân biệt Trà Đen và Hồng Trà - Ảnh: Sưu tầm

Nguyên liệu để sản xuất Trà Đen là những lá trà già, có lượng tannin nhiều, xanh đậm, đó cũng là điểm để phân biệt Trà Đen và Hồng Trà - Ảnh: Sưu tầm

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, Trà Đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng thực tế, nó lại có xuất xứ lâu đời từ Trung Quốc.

Ở thế kỉ XVIII, Trà được trồng chủ yếu phía Nam, ở vùng Vân Nam, An Huy, Phúc Kiến. Tất cả những loại trà đều được oxy hoá hoàn toàn; và cái tên Trà đen hoặc Hồng Trà gần như đồng nhất, không cần phải phân biệt.

Đặc trưng địa lý Sri Lanka và điều kiện thiên nhiên của giống trà đen Ceylon

Trà Đen Ceylon (Sri Lanka) - Loại Trà Đen nổi tiếng của đảo quốc Sri Lanka - Ảnh: Sưu tầm

Trà Đen Ceylon (Sri Lanka) - Loại Trà Đen nổi tiếng của đảo quốc Sri Lanka - Ảnh: Sưu tầm

Sri Lanka là một đảo quốc nhiệt đới khá nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 28 đến 30oC. Tháng 1 là tháng lạnh nhất và tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm. Do bị ảnh hưởng chủ yếu bởi gió mùa từ Ấn Độ Dương và vịnh Bengal, thường có mưa lớn ở vùng núi cao và vùng Tây Nam của đảo.    

Sri Lanka là quốc gia xuất khẩu trà lớn thứ 4 thế giới; chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Kenya. Sản xuất và chế biến trà cũng chính là một trong những ngành kinh tế chính yếu của quốc gia hơn 20 triệu dân này. Khoảng 1 triệu người dân Sri Lanka làm việc trong ngành trà, và trà chính là mặt hàng đóng góp hơn 17% giá trị xuất khẩu cho đất nước.

Một góc vườn trà ở Nuwara Eliya, Sri Lanka - Ảnh: Sưu tầm

Một góc vườn trà ở Nuwara Eliya, Sri Lanka - Ảnh: Sưu tầm

Phần lớn các vườn trà ở Sri Lanka nằm ở khu vực nhiều đồi núi. Các vườn trà chủ yếu tập trung ở tỉnh Nuwara Eliya của quốc gia này, vì nơi đây có nhiều điều kiện lý tưởng cho việc trồng trà. Những vườn trà ở tỉnh Nuwara Eliya thường có độ cao trên 1.200m, cùng với việc mùa mưa kéo dài và độ ẩm cao nên cây trà phát triển rất tốt.

Do điều kiện về chất đất, ánh sáng mặt trời và mật độ mưa trên đảo Ceylon mà sau đó Ceylon đã được biết đến như một thiên đường với những điều kiện khí hậu lý tưởng để trồng trà. Trà trồng ở đây đảm bảo chất lượng sạch, mang lại hương vị thanh mát cho người thưởng thức.

Lịch sử Trà Đen Sri Lanka và khởi đầu của loại trà Ceylon nức tiếng

Trà Đen Ceylon được lấy tên theo tên gọi cũ của đất nước Sri Lanka - Ảnh: Sưu tầm

Trà Đen Ceylon được lấy tên theo tên gọi cũ của đất nước Sri Lanka - Ảnh: Sưu tầm

Nếu có dịp đi mua sắm ở các quốc gia phương Tây, bạn sẽ thấy một loại Trà Đen có tên là Ceylon xuất hiện ở rất nhiều nơi. Ceylon chính là tên của một loại Trà Đen nổi tiếng đến từ Sri Lanka. Và cái tên Ceylon cũng là tên cũ của đất nước Sri Lanka, khi quốc gia này còn là thuộc địa của Anh. Năm 1824 cây trà đã được người Anh mang từ Trung Quốc về trồng ở Ceylon. Phần lớn những người hái trà hiện nay là thế hệ con cháu của bộ tộc Tamil đến từ Ấn Độ. Thực dân Anh mua những người Tamil như nô lệ vào những năm 1850, rồi ép họ làm việc trong những đồn điền trà ở Sri Lanka.

Trà Đen Sri Lanka trở nên phổ biến khi các đồn điền trồng trà ngày càng mở rộng vào thế kỷ 19 - Ảnh: Sưu tầm

Trà Đen Sri Lanka trở nên phổ biến khi các đồn điền trồng trà ngày càng mở rộng vào thế kỷ 19 - Ảnh: Sưu tầm

Trà đen Ceylon chỉ bắt đầu trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19 khi những đồn điền trà mọc lên nhiều hơn và trà được xuất đi với sản lượng rất lớn. Đến năm 1948 thì Ceylon giành được độc lập từ tay thực dân Anh và chính quyền mới vẫn tiếp tực duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu Trà Đen. Đến năm 1972, Ceylon đổi tên thành Sri Lanka. Nhưng vì cái tên Ceylon quá nổi tiếng nên quốc gia này đã gặp rất nhiều khó khăn khi đổi tên.

Hiện nay thì quốc gia nhập trà Ceylon nhiều nhất là Nga và những quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Iran, Irag và Syria cũng nằm trong số những quốc gia nhập khẩu nhiều trà Ceylon.

Văn hóa dùng Trà Đen ở Sri Lanka

Trà Đen SriLanka thường được biết đến với hương vị mạnh, thơm đậm và hậu ngọt ngào - Ảnh: Sưu tầm

Trà Đen SriLanka thường được biết đến với hương vị mạnh, thơm đậm và hậu ngọt ngào - Ảnh: Sưu tầm

Khi người ta nói chung về trà trong văn hoá phương Tây, họ thường đề cập đến Trà Đen. Thậm chí bữa ăn sáng phổ biến của người Anh còn trộn Earl Grey (một loại trà đen) được làm từ lá chè đen.

Ở Sri Lanka Trà Đen có thể thay đổi mùi vị tùy thuộc vào nơi sinh trưởng, nhưng chúng thường được biết đến với hương vị mạnh, thơm đậm và hậu ngọt ngào. Mang hương trái cây từ vùng nhiệt đới và pha chút vị chát nhẹ nơi đầu lưỡi. Loại trà được họ sự dụng phổ biến nhất là Trà Đen Ceylon.

Người dân Sri Lanka thường phổ biến dùng Trà Đen Ceylon hơn những loại trà khác - Ảnh: Sưu tầm

Người dân Sri Lanka thường phổ biến dùng Trà Đen Ceylon hơn những loại trà khác - Ảnh: Sưu tầm

Người dân Sri Lanka thường pha chung Trà Đen với quế - loại cây nổi tiếng và được ưa chuộng tại đất nước này. Ngoài ra họ còn dùng Trà Đen chung với sữa, mật ong, hoặc chanh để làm dịu vị đậm đà đặc trưng. Những búp trà non nhất sẽ được hái để về dùng làm trà xanh hay các loại Trà Đen. Theo truyền thống, trà sẽ được hái trà bằng tay, tuy nhiên phương pháp này vừa mất thời gian vừa tốn chi phí cao nên chỉ những loại trà cao cấp mới dùng phương pháp thủ công này.

Người dân Sri Lanka vẫn áp dụng kỹ thuật hái trà “một búp 2 lá” kết hợp với cách thức chế biến truyền thống để giữ được hương vị tự nhiên nhất có thể. Vì thế mà Trà Đen Sri Lanka đã trở nên nổi tiếng thế giới và được nhiều người ưu chuộng vì chất lượng vượt trội và sự đa dạng trong hương vị.

Tham khảo thêm thông tin tại đây

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Plantrip Cha
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
popup Plantrip Cha cancel Plantrip Cha
zalo