Trà Đen trong dòng chảy lịch sử thế giới

Đăng bởi Plantrip Cha vào lúc 23/02/2020

Trà Đen là gì?

Trà đen là  loại trà được Oxy hoá hoàn toàn từ lá trà xanh, thường có dạng lá và dạng nhuyễn. Lá trà thành phẩm có màu nâu đỏ đậm. Mang hương thơm đậm của hoa quả chín, thỉnh thoảng có vị khói, vị đậm và một số loại có chút đắng chát. Nguyên liệu để sản xuất Trà Đen là những lá trà già, có lượng tannin nhiều, xanh đậm, đó cũng là điểm để phân biệt Trà Đen và Hồng Trà.

Trà Đen được Oxy hóa toàn phần, có màu nước nâu đỏ đặc trưng - Ảnh: Sưu tầmTrà Đen được Oxy hóa toàn phần, có màu nước nâu đỏ đặc trưng - Ảnh: Sưu tầm

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, Trà Đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng thực tế, nó lại có xuất xứ lâu đời từ Trung Quốc.

Ở thế kỉ XVIII, Trà được trồng chủ yếu phía Nam, ở vùng Vân Nam, An Huy, Phúc Kiến. Tất cả những loại trà đều được oxy hoá hoàn toàn; và cái tên Trà đen hoặc Hồng Trà gần như đồng nhất, không cần phải phân biệt.

Trà Đen trong dòng chảy lịch sử Trung Quốc

Con người đã bắt đầu biết dùng trà từ hàng nghìn năm trước. Bằng chứng lâu đời nhất cho thấy con người biết dùng trà, là những gói trà được tìm thấy trong lăng mộ của Lưu Khải hay Hán Cảnh Đế (188-141 TCN), vị hoàng đến thứ 6 của nhà Hán. Việc này đồng nghĩa với việc con người đã uống trà từ trước khi lịch Công Nguyên bắt đầu.

Từ rất lâu con người đã biết sử dụng trà - Ảnh: Sưu tầm

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 thì Lục Vũ viết Trà Kinh, cuốn sách được xem là tư liệu ghi chép đầy đủ đầu tiên về trà và thưởng trà. Tuy nhiên, trong quyển sách này không có ghi chép gì về trà đen. Nguyên do, vì lúc này Trà Đen chưa xuất hiện. Nó chỉ mới ra đời khoảng 200 năm trở lại đây và được dùng làm một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua các nước phương Tây. Người phương Tây hay gọi loại trà này là ‘black tea’, và họ cũng là quốc gia chuộng sử dụng loại trà này. Mặc dù là nơi phát minh ra Trà Đen, tuy nhiên người Trung Quốc ít dùng loại trà này, thay vào đó họ ưa thích trà Xanh và Oolong hơn.

Từ cuối thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, trà là một mặt hàng xa xỉ tại nhiều quốc gia Châu Âu. Vào thời gian này, khi các khu vực trồng trà lớn ở Ấn Độ, Kenya hay Việt Nam chưa hình thành, Trung Quốc là nơi xuất khẩu trà chủ yếu cho các nước phương Tây.

Thời cổ đại Trà Đen chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh: Sưu tầm

Thời cổ đại Trà Đen chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc - Ảnh: Sưu tầm

Theo những tài liệu nhập hàng còn sót lại của công ty này thì phần lớn trà xuất khẩu từ Trung Quốc là trà xanh, và một phần rất nhỏ một loại trà lên men cao mà họ gọi là Bohea. Bohea chính là tên của Vũ Di, vùng trà nổi tiếng của Phúc Kiến (Trung Quốc). Vũ Di là nơi được công nhận chính thức là nơi sinh ra của trà đen. Vũ Di được đọc là ‘Bú-î’, nhưng người phương Tây không thể phát âm chính xác cụm từ “Vũ Di” theo tiếng Hán nên đọc thành Bohea. Và Bohea chính là cái tên ban đầu của Trà Đen.

Trà Đen trong thị trường Châu Âu từ thế kỷ 17

Masala Chai, một loại trà pha từ trà Đen Ấn Độ - Ảnh: Sưu tầm

Masala Chai, một loại trà pha từ trà Đen Ấn Độ - Ảnh: Sưu tầm

Quan hệ giữa Trung Quốc và Anh êm đẹp cho đến khi chiến tranh nha phiến nổ ra vào năm 1840. Nguyên do của cuộc chiến này là do người Anh muốn tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ (lúc này vẫn là thuộc địa của Anh) sang Trung Quốc, nhưng triều đình Mãn Thanh lại có lệnh cấm. Do thua cuộc nên Trung Quốc phải ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng, mở nhiều thương cảng cho nhiều quốc gia phương Tây tự do giao thương, và phải cắt Hồng Kông làm thuộc địa của Anh. Sau chiến tranh nha phiến, Trà Đen lại càng được đẩy mạnh xuất khẩu vì người Anh có nhiều quyền lực hơn. Sau này họ không gọi trà đen là Bohea nữa, mà gọi bằng cái tên ‘black tea’ - còn giữ đến ngày nay. Lúc bấy giờ, “black tea” được dùng để ám chỉ mọi loại trà lên men, từ lên men một phần cho đến toàn phần, chứ không chia ra như bây giờ.

Lúc đầu Trà Đen có tên gọi là Bohea, sau được đổi thành "blach tea" - Ảnh: Sưu tầmLúc đầu Trà Đen có tên gọi là Bohea, sau được đổi thành "blach tea" - Ảnh: Sưu tầm

Khi từ ‘black tea’ dần phổ biến ở thị trường phương Tây, thì từ Trà Đen cũng dần phổ biến ở Trung Quốc. Trong số các hiệp ước mà triều đình Mãn Thanh đã kí trước đó, có Hiệp Ước Hoàng Phố (theo tên một con sông ở Thượng Hải) với Pháp vào năm 1844. Hiệp ước này biến Thượng Hải thành một cảng thương mại quốc tế dưới sự quản lý của người Pháp. Những thương lái ở Thượng Hải bắt đầu gọi trà đen là ‘hồng trà’. Những tờ báo có tiếng ở địa phương cũng dùng từ ‘hồng trà’ trong các bài viết của họ, thế nên từ này bắt đầu được dùng chính thức cho loại trà lên men hoàn toàn. Nếu không tính những truyền thuyết không có độ chính xác cao, thì đến tận ngày nay thì vẫn không ai biết rõ từ ‘hồng trà’ đến từ đâu. Vì từ ‘black tea’ dịch ra là ‘trà đen’ chứ không phải là ‘trà đỏ’ như ‘hồng trà’.

Theo giả thuyết phổ biến nhất thì đối với người Trung Quốc thì màu tương phản của màu xanh lá cây chính là màu đỏ, thế nên trà không lên men gọi là trà xanh hay ‘lục trà’ thì trà lên men hoàn toàn sẽ gọi trà ‘hồng trà’. Hoặc giả thuyết đơn giản hơn thì màu nước trà có màu đỏ nên gọi luôn là ‘hồng trà’. Đến năm 1860 thì từ ‘hồng trà’ mặc dù không hoàn toàn chính xác vể ngữ nghĩa, nhưng được chính thức gọi là từ dịch của từ ‘black tea’.

Trà Đen và cuộc viễn trình qua các quốc gia

Trà được trồng ở Ấn Độ do người Anh mang giống từ Trung Quốc sang - Ảnh: Sưu tầmTrà được trồng ở Ấn Độ do người Anh mang giống từ Trung Quốc sang - Ảnh: Sưu tầm

Trà đen có thể nói là có phần nào có tác động đến một số biến động lớn của lịch sử. Như đối với chiến tranh nha phiến thì lý do chính là do người Anh không được phép buôn nha phiến. Nhưng một phần nữa là do triều đình Mãn Thanh hạn chế sự tự do giao thương nhiều mặt hàng của người Anh, trong đó có trà. Thế nên chiến tranh đành phải nổ ra. Rồi cũng chính người Anh áp nhiều luật và thuế xuất lên trà, việc áp bức này dẫn đến Cách mạng Mỹ (1775-1783). Để giải quyết nhu cầu trà quá cao của người dân nên người Anh đã phải mang cây trà giống từ Trung Quốc sang các quốc gia như Ấn Độ và Sri Lanka. Và đến ngày nay thì những quốc gia này cũng chính là những nước xuất khẩu Trà Đen lớn nhất thế giới. Những thương hiệu Trà Đen nổi tiếng khắp thế giới như Assam, Darjeeling hay Ceylon.

Trà Đen Sri Lanka hay còn gọi là Ceylon - Ảnh: Sưu tầm

Trà Đen Sri Lanka hay còn gọi là Ceylon - Ảnh: Sưu tầm

Trà đen mặc dù không được làm ra tại Thượng Hải nhưng loại trà này được xem là một trong những biểu tượng truyền thống của thành phố hiện đại bậc nhất Trung Quốc này. Vì chính từ nơi đây mà cái tên Trà Đen trở nên phổ biến. Và đến tận bây giờ thì Trà Đen vẫn là thức uống phổ biến ở nơi đây, mặc dù hai tỉnh sát bên là Chiết Giang và Giang Tô lại cực chuộng trà xanh.

Trà Đen cũng đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì nước Anh bị tổn thất nặng nề. Mọi nguồn lực đều tập trung cho việc tái thiết đất nước nên thú vui thưởng trà bị xem nhẹ. Chưa kể đến việc văn hoá Mỹ chuộng cà phê và thức ăn nhanh len lỏi đến mọi nơi mà quân Đồng Minh chiến thắng. Thế nhưng văn hoá uống trà vẫn âm ỉ và bùng phát mạnh mẽ trở lại vào những năm 1980s ở Anh. Thậm chí chính phủ Anh còn chi tiền để các ngôi sao điện ảnh cũng như người mẫu làm đại sứ thương hiệu cho trà.

Và kiểu uống trà phong cách Anh Quốc cũng bắt đầu xuất hiện ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia Châu Á. Như Trung Quốc là nơi có nền văn hoá trà lâu đời và phong phú cũng bị ảnh hưởng bởi văn hoá trà Anh.

Tham khảo thêm thông tin tại đây

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Plantrip Cha
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
popup Plantrip Cha cancel Plantrip Cha
zalo