Trèo lên cao nguyên Sơn La hái trà Cổ Thụ Tà Xùa

Đăng bởi Plantrip Cha vào lúc 14/11/2019

Trà Cổ Thụ Tà Xùa Sơn La, quà tặng từ cao nguyên sương phủ

Tà Xùa là một đỉnh núi nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển, thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Nơi đây có khí hậu miền núi lạnh, quanh năm sương trắng bao phủ, ít người lui tới chỉ lác đác vài dân tộc thiểu số sinh sống. Chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít có sự can thiệp của con người đã khiến nơi đây trở thành thiên đường Organic nuôi dưỡng nên rừng trà cổ thụ lâu năm.

Trà Cổ Thụ ở Tà Xùa thuộc giống trà Shan Tuyết có búp màu trắng xám, người địa phương gọi loại cây đặc biệt này là chè tuyết bởi cứ đến mùa đông cả cây trà sẽ bị đóng băng. Nhưng mùa xuân đến, cây lại đâm chồi mơn mởn. Một cách lý giải khác cho tên gọi Shan Tuyết là bởi những búp trà sau khi chế biến được phủ bên ngoài một lớp phấn trắng mỏng, lấm tấm như tuyết.

Cây trà Shan tuyết cổ thụ ở Tà Xùa - Sơn La

Cây trà Shan Tuyết cổ thụ ở Tà Xùa - Sơn La - Ảnh: Sưu tầm

Cây Trà ở Tà Xùa sinh trưởng một cách tự nhiên, không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu, qua bàn tay chế biến thô sơ của người dân bản xứ, búp trà trở thành một loại thức uống hảo hạng được người dân đặt tên là Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tà Xùa.

Plantrip Cha và hành trình khám phá Trà Cổ Thụ Tà Xùa

Trà Shan Tuyết được trồng ở nhiều nơi khác nhau nhưng cây trà mọc ở Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La là ngon nhất. Cây Trà ở đây rất đặc biệt, có búp trắng cánh vàng tạo một hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Chính vì thế, những người yêu thích loại Trà này hầu như đều muốn ghé thăm Tà Xùa ít nhất một lần trong đời và Plantrip Cha cũng vậy.

Để lên được Tà Xùa, từ Hà Nội ta sẽ đi đến Bắc Yên, sau đó từ Bắc Yên phải vượt khoảng 14km đường rừng mới đến được Tà Xùa - nơi cây trà cổ thụ sinh trưởng.

Plantrip Cha ghé thăm Tà Xùa vào một ngày đầu tháng 11, khoảng thời gian Tà Xùa đẹp nhất trong năm. Nhờ sự giúp đỡ của 1 chàng trai người H’mông, vượt qua chặng đường núi khúc khuỷu, cheo leo trong khí trời se lạnh và sương mù trắng xóa, cuối cùng chúng tôi đã được tận mắt nhìn thấy rừng Trà cổ thụ Tà Xùa. Trải dài trước mắt là những cây trà cổ thụ cao trên 20m, cành lá xum xuê, xanh mượt đang lặng lẽ cắm rễ tại vùng cao yên bình này.

Phải trèo lên ngọn cây mới hái được những búp trà Cổ Thụ

Phải trèo lên ngọn cây mới hái được những búp trà Cổ Thụ - Ảnh: Sưu tầm

Theo lời người dân bản xứ, cây trà lâu năm nhất ở đây có tuổi đời là 281 năm những cây còn lại nhỏ hơn, thân cây chỉ độ 1 vòng ôm có tuổi từ 80 -100 năm. Bình thường người dân bản xứ hái búp từ những cây này, còn cây lâu năm nhất chỉ dành cho những dịp đặc biệt hoặc thiết đãi khách quý. Khác với những loại trà bình thường thu hái theo vụ, búp nhỏ, trà cổ thụ Tà Xùa có búp lớn, dày, phủ nhiều lông trắng và không có mùa vụ, chỉ những người có kinh nghiệm dựa vào thời tiết và điều kiện nắng mưa để biết trà đã thu hoạch được hay chưa. Cách thu hoạch trà Tà Xùa cũng đặc biệt không kém khi bạn phải trèo lên tận ngọn cây mới hái được những búp trà xinh xắn ấy. Khi thu hoạch trà người ta cũng không ước tính được sản lượng, hoàn toàn dựa vào đặc tính tự nhiên của cây, người H'mông xem cây trà Shan Tuyết là sản vật mà đất trời ban tặng.

Trà Cổ Thụ Tà Xùa có búp lớn, màu xám trắng như phủ một lớp bột mịn

Trà Cổ Thụ Tà Xùa có búp lớn, màu xám trắng như phủ một lớp bột mịn - Ảnh: Sưu tầm

Tìm hiểu quy trình chế biến của Trà Tà Xùa, Plantrip Cha đã bất ngờ khi loại trà tinh tế này lại được chế biến một cách vô cùng đơn giản. Khi trà được hái về, người H'mông trải trà ra mẹt và phơi dưới nắng tầm 2- 3 giờ (tùy vào thời tiết) cho trà bớt hơi ẩm. Sau đó, đem búp trà đi sao để diệt men trà bằng chảo gang và lửa. Phải sao trà đều tay, dùng tay trần để tránh trà bị cháy, gãy. Cứ như vậy, cho đến khi búp trà dẻo, khô dần, chuyển sang màu xanh úa thì coi như kết thúc một lần sao trà. Qúa trình này lặp đi lặp lại 3 - 4 lần cho đến khi trà khô thì mẻ trà thành công. Họ còn cho biết, tùy vào từng vùng sẽ có cách chế biến trà khác nhau, ở một số nơi búp trà sau khi được hái xuống, phơi nắng qua 2 - 3 giờ là có thể sử dụng.

Hương vị kết tinh từ núi rừng Tây bắc

Trà Cổ Thụ Tà Xùa thành phẩm

Trà Cổ Thụ Tà Xùa thành phẩm - Ảnh: Sưu tầm

Ở Tà Xùa, cây trà Shan Tuyết được sinh trưởng một cách tự nhiên nhất, không phân bón, không thuốc trừ sâu, chúng chỉ lớn lên nhờ nắng, gió vùng cao nguyên Sơn La mây mù. Bởi vậy, hương vị Trà Cổ Thụ Tà Xùa không lẫn được với bất kỳ loại trà nào, nhấp một ngụm ta như nếm được tất cả tinh túy từ thiên nhiên Tây Bắc. Vị trà chát nhẹ, không đắng, hậu ngọt, hương thơm nhẹ nhàng, dai dẳng mang chút mùi khói rang. Màu trà xanh vàng dịu nhẹ, tạo cảm giác khó quên khi đã uống thử một lần. Plantrip Cha thật may mắn khi có dịp đến thăm rừng trà cổ thụ Tà Xùa, được tận mắt ngắm nhìn cây trà Shan Tuyết lâu năm, tận hưởng cảm giác ngồi bên bếp lửa một chiều đông lạnh, nhấp một ngụm trà cổ thụ Tà Xùa nồng ấm đến nao lòng.

Công dụng của Trà Shan Tuyết Cổ Thụ

  • Chứa nhiều vitamin, đặc biệt nhiều vitamin C, có khả năng chống viêm nhiễm. 
  • Chống oxy hóa, kháng khuẩn 
  • Chứa Epi Gallo Catechin Galat (viết tắt là EGCG) là chất có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm các gốc tự do
  • Chứa 2 Teobromin và Teophylin, giúp cơ thể bài tiết nhanh các chất độc hại trong đó có caffein.
  • Hỗ trợ giảm cân, giảm các chất béo dư thừa trong cơ thể

Link tham khảo sản phẩm: Trà Cổ Thụ Tà Xùa

Cách pha trà Shan Tuyết Cổ Thụ: 3gr trà pha trong 250ml nước suối, nhiệt độ 95°C, thời gian từ 4-5 phút

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Plantrip Cha
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục
zalo