Không chỉ đơn thuần là thức uống, trà còn là câu chuyện về hương vị, văn hóa và phong cách thưởng thức của mỗi vùng miền, quốc gia. Tại Việt Nam, ở 2 miền Nam - Bắc, văn hóa uống trà đá cũng có sự khác biệt rõ rệt, phần nào phản ánh lối sống, cá tính của người thưởng thức. Hãy cùng Plantrip Cha điểm qua những dấu ấn đặc sắc trong cách uống trà 2 miền và sự ra đời đầy thú vị của trà đá nhé!
1. Nét khác biệt trong văn hoá uống trà giữa 2 miền
1.1 Phong cách uống trà miền Bắc
Phần lớn nghệ nhân thưởng trà miền Bắc thích uống trà nóng, pha đặc và đắng. Quy trình pha trà cũng được người miền Bắc chú trọng và thực hiện cầu kỳ, tỉ mỉ từ bước chọn loại trà ngon đến bộ ấm tốt. Nguồn nước cũng được đặc biệt chú trọng, tốt nhất phải là nước mưa hoặc nước giếng khoan đá ong để pha được vị trà thanh thuần, đượm vị. Vì lẽ đó mà miền Bắc, cụ thể là Hà Nội có thức trà sen thượng hạng và được ca ngợi với văn hóa thưởng trà truyền thống công phu, tao nhã.
Phần lớn nghệ nhân thưởng trà miền Bắc thích uống trà nóng, pha đặc và đắng (Ảnh: sưu tầm)
1.2 Phong cách uống trà miền Nam
Người miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào có phần đơn giản hơn trong cách pha và thưởng trà. Tựa như tính cách xởi lởi, phần lớn người Nam Bộ không quá khắt khe trong việc pha trà, khi chỉ cần chọn được loại trà yêu thích, đun nước sôi không quá “già”, rồi thực hiện bước tráng trà, đến bình thứ hai thì thưởng thức. Người Nam Bộ cũng ít khi chú trọng loại nước, bộ ấm trà và càng không quan trọng chén tống, chén quân,...
Phần lớn người Nam Bộ không quá khắt khe trong việc pha trà và thưởng thức, tựa như tính cách xởi lởi, đơn giản (Ảnh: sưu tầm)
2. Sự xuất hiện của trà đá - thức uống “quốc dân” của miền Nam
Như đã đề cập, người miền Nam không hề cầu kỳ trong cách pha chế, thưởng thức và xem trà như thức uống giải khát hoặc giúp mau tiêu, khử mùi thực phẩm sau bữa ăn. Thế nên, trà đá đã ra đời tại miền Nam từ trước những năm 1975 và xuất hiện phổ biến ở từng góc đường, bến xe, trong các hàng quán lịch sự đến những quán cóc vỉa hè,...
Thức uống “quốc dân” này được pha chế vô cùng đơn giản, chỉ cần pha ấm trà, chiết lấy nước, tùy ý thêm ít nước lọc và đá lạnh. Sao cho thức uống còn chút màu vàng và thoảng hương trà là được. Thứ nước giải khát bình dân, mát rượi này còn là thức quà giản dị mà người Sài Gòn dành tặng nhau. Đó là những bình trà đá miễn phí đặt trên vỉa hè giúp người đi đường phần nào xua tan cái nắng oi ả hay những cực nhọc giữa cuộc sống mưu sinh.
Trà đá được ví như thức uống quốc dân và thứ nước giải khát mát rượi không thể thiếu của người Nam Bộ (Ảnh: sưu tầm)
Những bình trà đá là thức quà giản dị mà người Sài Gòn thường dành tặng nhau (Ảnh: sưu tầm)
3. Miền Bắc có chuộng trà đá không?
Trà đá ít được dùng tại miền Bắc. Người thưởng trà truyền thống vẫn ưa chuộng thức trà nóng, đượm vị và giới trẻ thường chọn giải khát với trà chanh. Trà chanh được bán tại các hàng quán vỉa hè và kèm theo đĩa hạt hướng dương. Đây được xem là một trong những nét riêng của giới trẻ Hà thành.
Những bình trà đá là thức quà giản dị mà người Sài Gòn thường dành tặng nhau (Ảnh: sưu tầm)
Câu chuyện về văn hóa uống trà tại 2 miền đất nước còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và khác biệt. Tất cả được tích lũy và hình thành từ thói quen, lối sống của người dân tại từng vùng miền, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong văn hóa thưởng trà.
Đồng hành cùng tình yêu trà, Plantrip Cha là địa chỉ uy tín để bạn chọn mua các sản phẩm trà chất lượng đến từ những vùng trà nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm trà thưởng thức thượng hạng, trà nguyên liệu pha chế và các loại trà cụ độc đáo. Các sản phẩm trà từ Plantrip Cha đều đạt chuẩn chất lượng với hương vị nguyên bản đặc trưng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận trọn vẹn khi thưởng thức!