Vì sao tên gọi của chúng tôi là Plantrip? Thật ra phải là Plant – trip: nghĩa là những cuộc phiêu lưu về với thiên nhiên cây cối. Ngoài việc phát triển các đặc sản Trà Việt Nam, chúng tôi còn có sứ mệnh tìm hiểu - quảng bá thiên nhiên và con người nước Việt.
Một trong những chuyến đi ấn tượng và ghi đậm nhiều ký ức với chúng tôi là chuyến đi Bản Liền – Lào Cai. Đường đi tuy xa xôi hơn nhưng không trắc trở và hiểm nguy như Tà Xùa. Chúng tôi đến với Tà Xùa như một người chiến sĩ xông pha với tham vọng chinh phục, tay thắng chặt yên cương đạp trên đá sỏi mà tiến lên. Còn với Bản Liền với chúng tôi là kẻ lãng tử mộng tình si, đăng sơn lãm thủy, thả lỏng yên cương để ngựa rong ruổi chậm chạp trong phong cảnh bốn bề như nét họa từ đôi tay tiên nữ.
1. Những em bé miền cao và câu chuyện về cái ăn và con chữ.
Một đoạn đường vừa qua, rồi trước mắt chúng tôi hiện ra một thảm vàng thênh thang bởi những ô ruộng bậc thang trĩu nặng những bông lúa. Những ô ruộng tiếp nối nhau như ngàn vạn mảnh vải được trải từ trời cao tiếp nối điệp trùng, cho đến khi mắt lòa chói bởi sắc vàng óng ánh vô tận. Bản Liền hiện ra trong mắt chúng tôi với những nếp nhà lợp lá. Với khói bốc nghi ngút và tiếng nô đùa rối rít của trẻ con từ bốn phía khi có người lạ đến làng. Bầy trẻ nô nức và ồn ào như bầy chim câu trước nhà thờ Đức Bà mỗi sớm được cho ăn.
Một lớp học vùng cao Lào Cai, các em rất thân thiện, dễ thương.
Một em lễ phép chào tôi sành sỏi bằng tiếng Kinh. Tôi dốc sạch những thứ đồ ăn vặt tôi có trong xe để cho các em, cả mấy quyển sách tôi mang theo để đọc cho đỡ chán, các em đón nhận những quyển sách một cách vô cùng cẩn trọng. Phút chốc tôi nhận ra thiếu ăn có lẽ sẽ không nguy hại với các em hơn việc thiếu chữ. Con chữ chính là con đường duy nhất, dù quanh co hay nguy nan nhưng các em cũng phải vượt qua để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Khi nghe tôi hỏi về trà, ánh mắt một em chợt sáng lên và như sực nhớ gì đó, em chạy lại giới thiệu cho chúng tôi rằng nhà em có rất nhiều trà. Tôi tròn mắt và đi theo em như trúng phải một thứ thuật thôi miên nào đó.
2. Cơ sở chế biến trà đầu tiên của người Kinh tại Bản Liền và Hồng Trà Cổ Thụ Redshan
Trong tưởng tượng của tôi, nhà em có lẽ là một ngôi nhà bản, với bố mẹ em là hai người đồng bào. Họ sẽ ra tiếp đón tôi với bộ trang phục truyền thống của dân tộc và phô diễn cho tôi thấy cách làm trà thủ công của đồng bào với một phương thức giản đơn và mộc mạc. Tuy nhiên cuộc gặp thực tế không như chúng tôi nghĩ. Em dắt tôi đến một một phân xưởng trà và bố mẹ em ăn mặc theo kiểu miền xuôi và nói một chất giọng rất Hà Thành.
Một phần lợi nhuận của anh chị cũng sẽ được trích ra cho việc xây dựng điện đường trường trạm.
Tôi được biết anh chị là người Hà Nội, sau khi trải qua một khoảng thời gian bôn ba nơi thành thị thì quyết định bỏ phố lên rừng để được sống những ngày dung dị và hạnh phúc. Anh chị mời chúng tôi một loại Hồng Trà vô đặc biệt với hương thơm táo chín vô cùng hiện đại, màu nước nâu đỏ như mật ong rừng, vị trà không chút đắng chát mà ngọt ngào sâu sắc. Sau ngụm trà ngon, chúng tôi được anh chị kể về những ngày đầu lập nghiệp.
Bên trong phân xưởng làm trà.
Phân xưởng của anh chị là nơi giải quyết nhu cầu lao động của bà con, họ không cần rời bỏ bản làng để về miền xuôi tìm việc làm. Một phần lợi nhuận của anh chị cũng sẽ được trích ra cho việc xây dựng điện đường trường trạm.
3. Búp trà là chén cơm con chữ
Ngày nay, Bản Liền đã thay da đổi thịt với gương mặt vô cùng mới mẻ và hiện đại. Con em của bà con đồng bào được đi học, nhà cửa đều có điện thắp sáng, khi đau ốm bà con đã có trạm y tế để đến.
Ngày nay, Bản Liền đã thay da đổi thịt với gương mặt mới mẻ và hiện đại.
Hôm sau chúng tôi đến trường và tặng ít quà cho các em. Được một cô giáo trẻ dạy tiếng Anh đến từ miền xuôi tiếp chuyện. Cô nói rằng bà con ngày nay vô cùng quan tâm đến việc học hành của các em. Có được thành quả thay đổi đời sống như vậy phần lớn do bà con tìm được việc làm ở phân xưởng trà và nhờ có phân xưởng trà của bà con được bao tiêu đảm bảo thu nhập và đời sống bớt bấp bênh hơn. Tôi ngạc nhiên và cảm động vì điều đó.